Đối với chủ xe đang tìm kiếm giải pháp giúp tăng cường độ bóng bẩy và bảo vệ tối ưu cho lớp sơn xe ô tô thì phủ ceramic chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Lớp phủ ceramic GB an toàn trên tất cả các bề mặt sơn, giúp lưu giữ màu sơn nguyên bản và tăng độ bền, độ bóng cho xe. Vậy bản chất của ceramic là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Phủ ceramic (tên gọi quốc tế là “ceramic coating”) chính là lớp gốm sứ có nguồn gốc phi hữu cơ, đặc chế từ hỗn hợp SiO2 và TiO2. Hai hợp chất tạo liên kết ở cấp độ nguyên tử mang đặc tính kỵ nước cho lớp phủ. Đồng thời, ceramic sẽ hình thành lớp màng cứng dạng crystal, không bị oxy hóa, bảo vệ tốt cho bề mặt sơn và nội thất trong xe, chống lại tác hại từ môi trường.
Ceramic về cơ bản là những chất rắn vô cơ (trường hợp đặc biệt chất rắn hữu cơ là Polymers) mà không phải là kim loại. Vì thế, những chất liệu như kim cương, than chì và kính cũng được xếp vào nhóm Ceramic. Tinh thể Sapphire được sử dụng làm chân kính cũng là một loại Ceramic.
Chất liệu Ceramic cũng khá nhẹ, khối lượng riêng vào khoảng 2-6g/cc, phần lớn là khoảng 3g/cc. Chúng nhẹ hơn so với thép không gỉ (8g/cc) và titan (4.5g/cc). Chính độ cứng cao và nhẹ nên chất liệu Ceramic còn được dùng trong ngành hàng không vũ trụ và ngành quân sự. Ví dụ như những lớp áo giáp trọng lượng nhẹ mà có thể chống đạn hoặc làm phân tán năng lượng của những tác động tốc độ cao. Ceramic được cấu tạo từ các phân tử nano chủ yếu là SiO2 (Silic Dioxit) và TiO2 ( Titanium Dioxit). Lớp phân tử này có dạng lỏng, có kích thước hạt siêu nhỏ từ 1 – 100 nano mét. Khi phủ lên sơn xe sẽ tạo liên kết ion thủy phân trên bề mặt sơn tạo thành một lớp màng có độ cứng rất cao để bảo vệ sơn xe.
Điôxít silic là một hợp chất hóa học còn có tên gọi khác là silica (từ tiếng Latin silex), là một ôxít của silic có công thức hóa học là SiO2 và nó có độ cứng cao. SiO2 chất ở dạng tinh thể, không tan trong nước, nóng chảy ở 17130C.
Vậy độ cứng trong phủ ceramic có ý nghĩa gì?
Thông thường, khi nhắc đến phủ ceramic, các trung tâm chăm sóc xe thường nói về chỉ số độ cứng 8H, 9H, 10H,…những thuật ngữ chưa được phổ biến với đa phần khách hàng Việt Nam. Nhưng hiểu một cách đơn giản, “H” chính là đơn vị đo độ cứng của lớp phủ sứ.
Tại sao “độ cứng” lại là chỉ số quan trọng trong phủ ceramic?
Hãy tưởng tượng, phủ ceramic như tấm màng che chắn thứ hai, lớp sơn màu sẽ được tăng cường thêm một lớp bảo vệ cao cấp hơn. Lớp phủ này như tấm kính cường lực nhưng ở dạng polymer lỏng có đặc tính kỵ nước, không bị rửa trôi, giúp bảo vệ lớp sơn bền màu theo thời gian, tăng độ bóng cao, kháng hóa chất, nhiệt, tia UV…
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, có khá nhiều yếu tố khác quan trọng hơn độ cứng của một lớp phủ sứ, một trong số đó là việc chuẩn bị thực hiện trước khi phủ ceramic. Làm thế nào để đảm bảo tính toàn vẹn về cấu trúc và khả năng hình thành liên kết mạnh mẽ với bề mặt sơn, biến lớp phủ sứ trở thành “tấm áo chắn” độc đáo là điều mà bạn cần quan tâm.
Tại sao cần phủ ceramic bảo vệ sơn xe?
Chúng ta sẽ cùng xem 5 lợi ích mà một lớp phủ ceramic mang lại cho cho chiếc xe ô tô cũng như vì sao ceramic thực sự xứng đáng để bạn cân nhắc sử dụng trong tương lai gần.
Nhược điểm của phủ ceramic là gì?
Không phải bất kỳ chiếc xe nào sau khi phủ sứ cũng được bảo vệ tối ưu, chính là do bạn đã sử dụng hàng kém chất lượng hoặc kỹ thuật sai cách đã làm giảm hiệu quả cũng như độ trong suốt, độ bóng, tạo ra bề mặt thô cứng.
Để có lớp phủ ceramic hoàn hảo cần rất nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn có ý định thực hiện tại nhà thì cũng nên cân nhắc, bộ dụng cụ bạn dùng không đảm bảo về chất lượng sẽ dẫn đến hiệu quả kém cho lớp phủ. Chỉ nên thực hiện tại các trung tâm chuyên thực hiện phủ ceramic chuyên nghiệp.
Nhìn chung, phủ ceramic đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ và tay nghề của kỹ thuật viên nên thời gian phủ khá lâu và cần trải qua 5 giai đoạn như sau:
Bước 1: Rửa xe loại bỏ cặn bẩn, nhựa nhám, bụi sơn…bám dính trên bề mặt xe bằng dung dịch chuyên dụng.
Bước 2: Đánh bóng và hiệu chỉnh sơn loại bỏ toàn bộ các vết xước hoặc khuyết tật trên bề mặt sơn.
Bước 3: Vệ sinh lại sau khi đánh bóng, làm khô bằng khăn vi sợi, dung dịch vệ sinh bề mặt chuyên dụng.
Bước 4: Thực hiện phủ ceramic cho bề mặt sơn. Tùy theo số lớp phủ, mỗi lớp cách nhau khoảng 8 tiếng.
Bước 5: Kiểm tra và bàn giao xe cho khách hàng.
Để đạt được hiệu quả của lớp phủ ceramic, bạn nên đến các trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ phủ ceramic tại Đà Nẵng uy tín, có quy trình kỹ thuật bài bản, sử dụng hàng chất lượng… Một trong những địa chỉ được khách hàng tin tưởng sử dụng là GTX Auto Care.
Detailing chuyên nghiệp tại đà nẵng
>>>Xem thêm: Phủ Graphene là gì?
Tùy vào nhu cầu của từng khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp kèm theo mức chi phí hợp lý dựa trên từng gói phủ ceramic. Bên cạnh đó, các điều kiện vật chất, thiết bị phụ trợ luôn đầy đủ, nâng cấp hiện đại, chính sách bảo hành chu đáo và lịch trình bảo dưỡng đầy đủ, chi tiết. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm và trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp chỉ có tại GTX Auto Care
>>>Vào website chính thức của trung tâm để tìm hiểu những dịch vụ chi tiết hơn gtxautocare.vn