PHỦ GRAPHENE

Đánh giá nhanh về Ceramic và Graphene.

Phủ Graphene là gì?

Graphene là công nghệ tiên tiến phát triển từ năm 2021, nên có điểm mạnh là độ bền tốt hơn, kháng xước tốt hơn, ít bị đốm nước hơn, và khả năng chống bụi từ tốt hơn. Tuy nhiên giá cả của Graphene thì đắt hơn, và ít lựa chọn hơn Ceramic. Còn về độ bóng và các ứng dụng khác thì tương đồng nhau. Và tùy thuộc vào chất lượng của từng thương hiệu.

Đặc tính Graphene Coating Ceramic Coating
Độ bền. Từ 5 năm trở lên Thông thường là dưới 5 năm
Tính kháng nước. Rất Cao Cao
Độ bóng loáng. Rất tốt Rất tốt
Khả năng chống đốm nước. Tốt Tùy thương hiệu
Kháng bụi từ. Tốt Khá
Chi phí. 15-30tr Từ 5-20tr
Khả năng thi công.. Khó Khó
Tính đa dạng Không có nhiều lựa chọn Có rất nhiều gói và thương hiệu.

 

 

Trên đây là đánh giá nhanh về hai công nghệ Ceramic và Graphene. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết hơn để hiểu rỏ hơn về sự khách nhau giữ hai công nghệ này nhé.

Sơ lược về công nghệ Ceramic.

Lớp phủ Ceramic bao gồm silicon dioxide, hoặc silica thường có nguồn gốc từ các tinh thể thạch anh. Chúng được kết hợp với nhiều chất hóa học khác để tạo ra một chất lỏng mà khi được phủ lên xe hơi và để lưu hóa, sẽ tạo thành một lớp phủ trong và cứng.

Lớp phủ Ceramic đã xuất hiện từ năm 2007 và trong thập kỷ qua đã trở nên rất phổ biến trong nghành Detailing. Phủ Ceramic là hình thức bảo vệ sơn xe ô tô phù hợp cho những ai đang tìm kiếm thứ gì đó càng bền càng tốt. Vì độ bền và độ cứng của nó hơn hẵn các hình thức phủ keo hoặc phủ Wax khác.

Kể từ khi xuất hiện lớp phủ gốm đầu tiên, nhiều nhà sản xuất đã cho ra và cung cấp nhiều loại, nhiều cấp độ lớp phủ Ceramic khác nhau. Có những loại chuyên dành cho thợ, nhưng cũng có những loại dễ sử dụng có thể tự làm ở nhà cho những chủ xe mê Detailing.

Sơ lược về công nghệ Graphene.

Lớp phủ Graphene là “thế hệ tiếp theo” của lớp bảo vệ sơn sau lớp phủ Ceramic. Graphene là một chất được tạo ra từ các nguyên tử carbon sắp xếp theo cấu trúc tổ ong, rất mỏng, nhưng cực kỳ dai, thậm chí còn cứng hơn cả kim cương. Vì vậy, thay vào đó, các lớp phủ Graphene thực sự bao gồm oxit Graphene để cho phép Graphene được kết hợp vào dung dịch.

Hầu hết các loại dung dịch phủ Graphene là dung dịch Ceramic được thêm hợp chất Graphene vào để cải thiện hiệu suất. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, lớp phủ Graphene và lớp phủ Ceramic không phải là loại lớp phủ hoàn toàn riêng biệt.

Kể từ khi kết hợp Graphene một hình thức bảo vệ sơn tương đối mới, có ít thương hiệu cung cấp chúng hơn, tuy nhiên chúng đang ngày càng trở nên phổ biến. Giống như lớp phủ gốm, những lợi ích chính khi so sánh với Wax và Sealant, là độ bền, tăng khả năng bảo vệ và tính kỵ nước. Nhưng cái nào là tốt nhất?

Graphene là gi?

So sánh chi tiết giữa Graphene vs Ceramic.

Bây giờ chúng ta sẽ đi so sánh chi tiết từng hạng mục của hai loại công nghệ này để hiểu chi tiết nhé.

1. Độ bền.

Cả hai lớp phủ Ceramic và Graphene đều cực kỳ bền, hầu hết đều có độ bền ít nhất là 1-2 năm. Đây là một trong những lý do tại sao rất nhiều chủ sở hữu ô tô thích sữ dụng Graphene và Ceramic hơn là sử dụng các loại sáp Wax và keo Sealant có khả năng bảo vệ chỉ từ một vài tháng đến 1 năm.
Có nhiều loại lớp phủ Ceramic và Graphene khác nhau, tất cả đều tồn tại trong khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các lớp phủ Graphene thường có độ bền tốt hơn lớp phủ Ceramic.

Hầu hết các lớp phủ gốm sứ khẳng định tuổi thọ từ 2-5 năm. Có mỗi System X của Mỹ là claim đến 6 năm. Trong khi hầu hết các lớp phủ Graphene đều có độ bền ít nhất 5 năm, có một số loại tuổi thọ lên đến 9 năm.

2. Tính kháng nước.

Một lần nữa, cả hai loại sơn phủ đều rất kỵ nước và sẽ làm trôi nước khỏi bề mặt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên lớp phủ Graphene lại có “góc tiếp xúc với nước” cao hơn. Điều này có nghĩa là nước ít có khả năng đọng lại trên bề mặt vì các hạt có xu hướng lăn ra khi chúng nằm trên bề mặt sơn.

Mặc dù vậy, hầu hết mọi người sẽ khó phân biệt được sự khác biệt giữa tính kỵ nước của lớp phủ Graphene và Ceramic chất lượng cao. Mức độ chống thấm nước thường phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của lớp phủ, chứ không hẵn phụ thuộc vào chất liệu Graphene hay Ceramic. Bạn sẽ có thể tìm thấy lớp phủ Ceramic chất lượng cao kháng nước tốt hơn lớp phủ Graphene chất lượng thấp.

Ngoài ra đặc tính này còn phụ thuộc vào tay nghề thợ, nếu thợ phủ đều tay và lau bóng kịp thời thì bề mặt của lớp phủ cũng sẽ nhẵn hơn và trôi nước tốt hơn.

Khả năng kháng nước của Ceramic

3. Tính khả thi khi ứng dụng.

Về tính ứng dụng thì cả hai loại này đều khó ứng dụng như nhau. Vì việc lưu hóa xảy ra rất nhanh, và độ cứng cao nên việc thi công đòi hỏi độ chính xác cao và đáp ứng nhiều nhu cầu. Vì nếu thực hiện có sai lầm, thì việc sữa chửa sẽ rất khó khăn.

Để thi công được Graphene Coating và Ceramic Coating thì điều đầu tiên là tay nghề thợ phải chuẩn. Tiếp theo là máy móc, dụng cụ phải đầy đủ. Ngoài ra phòng phủ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về ánh sáng, nhiệt độ và độ kín để tránh bụi bẩn dính vào lớp phủ lúc đang thi công.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều thương hiệu sản xuất theo dạng xịt Sealant có các hợp chất Ceramic hoặc Graphene. Nên nếu chủ xe muốn tự thi công thì có thể sử dụng dạng này. Tuy nhiên tuổi thọ sẽ không cao và thành quả cũng không tốt như Coating.

4. Độ sáng bóng.

Độ sáng bóng của phủ Ceramic hay Graphene thì đều tương đồng nhau. Và nó phụ thuộc vào chất lượng của từng thương hiệu chứ không phụ thuộc vào công nghệ là gì?

Với một chiếc xe được đánh bóng chuẩn chu thì việc phủ Ceramic hoặc Graphene đều mang lại cho vẽ ngoài của nó một vẻ đẹp hoàn hảo. Một lớp sơn sáng, bóng nổi bật so với những chiếc xe khác.

Tuy nhiên nói về độ sáng bóng, chúng ta nên lưu ý có 2 dạng. 1 là sáng bóng theo kiểu chói lóa và sáng bóng theo kiểu ấm áp. Tùy theo chất liệu phủ, vd: Bạn phủ Ceramic thương hiệu GB thì sẽ thấy màu sơn chói lóa, mang ra nắng sẽ rất chói. Nhưng nếu phủ thương hiệu System X thì độ bóng như nhau, nhưng mang ra nắng thì độ phản sáng thấp hơn, nhìn sẽ có cảm nhác màu xe đậm hơn và ấm hơn.

5. Độ bóng mịn.

Độ bóng mịn tức là độ nhẵn của bề mặt lớp phủ. Giúp cho xe ít bị bám bụi bẩn hơn và tăng khả năng trôi nước. Về tính năng này thì Ceramic và Graphene tương đồng nhau. Phụ thuộc vào chất lượng của thương hiệu.

6. Đốm nước.

Đây là một điểm mạnh nhất mà Graphene mang lại so với Ceramic.

Các lớp phủ thường bị lốm đốm nước như lớp sơn thông thường, nếu chiếc xe đã được để ngoài trời mưa lâu ngày. Thì trên bề mặt lớp phủ sẽ xuất hiện những đốm nước do axit từ nước mưa tạo ra. Những đốm nước này không chỉ trông xấu xí mà còn có thể ăn mòn lớp phủ và ảnh hưởng đến độ bền và hiệu suất của lớp phủ Ceramic theo thời gian.

Lớp phủ Graphene có tính năng tản nhiệt tốt, nên nó làm giảm nhiệt độ bề mặt. Điều này có nghĩa là nước sẽ không bay hơi nhanh, vì vậy các hạt nước sẽ lăn ra khi bạn lái xe tiếp theo thay vì để lại những vết nước xấu xí. Tất nhiên, nước sẽ không ở đó mãi mãi, nhưng ý tưởng là nó giúp bạn có thêm thời gian để xử lý các hạt nước trước khi chúng khô và biến thành các đốm nước.

7. Giá cả.

Bây giờ hãy nói về giá cả. Lớp phủ Graphene tương đối mới trên thị trường so với lớp phủ Ceramic, vì vậy ít thương hiệu sản xuất lớp phủ Graphene hơn so với Ceramic. Điều này có nghĩa là khan hiếm và giá cả của Graphene sẽ cao hơn.

Các lớp phủ Ceramic hiện nay đã tương đối phổ biến, vì vậy có nhiều thương hiệu, nhiều lựa chọn với các mức chất lượng và độ bền khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn có thể phủ Ceramic với mức ngân sách vừa phải, nếu bạn sẵn sàng cho độ bền gần thấp hơn thay vì 5 năm hoặc 9 năm.

Bằng chứng là phủ Ceramic bạn chỉ cần 4-7tr là đã có thể phủ cho xe, với độ bền 1-2  năm. Nhưng Graphene thì tối thiểu bạn cũng phải chi ra 15tr để phủ cho một xe tối thiểu.

8. Tính sẵn có.

Như đã nói ở trên thì việc tìm một thương hiệu Graphene tốt, hoặc thậm chí là tìm một trung tâm có sản phẩm Graphene để phủ cho xe sẽ khó hơn là tìm để phủ Ceramic. Và chủng loại của Ceramic Coating hiện tại thì phong phú và đa dạng hơn.

GTX Auto Care là đơn vị tiên phong áp dụng gói phủ Graphene cao cấp tại Đà Nẵng. Với sản phẩm Top đầu thế giới của nhà FireBall. Gói phủ Butterfly Graphene mang đến hiệu quả bảo vệ, kháng nước và độ bền đáng kinh ngạc. Vượt xa các gói phủ Ceramic thông thường. Tuổi thọ lên đến 9 năm.

Phủ Graphene Butterfly có gì nổi trội ?

Butterfly Graphen chịu được nhiệt độ từ 1300 độ đến 1800 độ c, còn các sản phẩm Ceramic còn lại nhiệt độ có thể chịu được cao nhất là 800 độ C, trong Butterfly Graphen có các thành phần như sau:

 -Trên 90% là Si và Sio2, được pha với 2.5 % oxit Graphen và 1% dầu graphen.

  - Độ cứng của sản phẩm này là 10H.

Cứng hơn hẳn Ceramic thông thường và có tính năng tự hồi phục các vết xước nhỏ khi gặp ánh sáng mặt trời , hoặc đổ nước ấm lên bề mặt sau khi đã rửa sạch , Butterfly Graphen được cấu tạo từ cấc nguyên tử carbon sắp xếp theo hình cấu trúc tổ ong rất mỏng nhưng cực kì dai , thậm chí còn hơn cả kim cương. Nó có thể tồn tại tốt ở mùa đông khắc nghiệt nhất thế giới, có khả năng chống nước muối biển đóng băng cực kì tốt  như magie clorua , canxi clorua.

Graphene có độ khó thi công cao. Nên đòi hỏi các đơn vị thi công phải là các trung tâm Detailing chuyên nghiệp có trình độ kỹ thuật cao. Tại GTX AUTO CARE các quy trình phủ được đảm bảo chặt chẽ. Kỹ thuật viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi chuyên gia về sản phẩm Graphene tại Hàn Quốc. Quá trình báo dưỡng cũng quan trọng không kém để  mang lại độ bền tối đa. Các dung dịch rửa xe phải đảm bảo được độ kiềm không quá cao tránh ăn mòn giảm tuổi thọ của bề mặt. GTX còn tặng kèm dịch vụ bảo dưỡng và rửa xe miễn phí suốt chu kì nhằm mang lại cho Khách Hàng sự yên tâm về chất lượng sản phẩm. Giảm các vấn đề trầy xước do rửa xe tại các đơn vị không chuyên nghiệp. Khi KH phủ Graphene tại GTX còn được CSKH tận tình, có lịch báo nhắc nhở bảo dưỡng định kì.

>>>Xem thêm: Vào website mới chính thức của trung tâm để tham khảo thêm những dịch vụ tại đây

Button messenger
Chat ngay